watch sexy videos at nza-vids!
Check Out 100% Funtastic Mobile Sites!


.
Trang Chủ|Kho Game

Tình dục và nhân cách



Gần đây, nhiều ngành khoa học đã xác nhận ý nghĩa đặc biệt quan trọng của những năm tuổi thơ đối với cả đời người. Cha mẹ nào cũng vậy, đều có những phút bàng hoàng khi nhận ra trước mắt mình không phải là một cậu bé vụng dại nữa mà đã là một trẻ vị thành niên. Nhiều khi cha mẹ chưa kịp nghĩ tới chuyện giáo dục con cái một cách nghiêm túc thì những đặc tính cơ bản của tính cách con mình đã hình thành, kể cả đặc tính tình dục.

Con người chào đời với những thiên hướng bẩm sinh của nó. Ta không thể thay đổi được những thiên hướng đó nhưng có thể phát triển hoặc kiềm chế chúng. Sự phát triển lành mạnh hay sự trục trặc, bệnh tật của đời sống tình dục cá nhân đều liên hệ mật thiết với những biện pháp giáo dục nhất định và những điều kiện sống nhất định. Đặc tính tình dục của một cá nhân chịu nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau, ảnh hưởng của cha mẹ, anh em, bạn bè và cả những tiếp xúc bất ngờ trong xã hội.



Cha mẹ cần quan sát xem quãng thời gian nào con mình hình thành ý thức về giới tính để tiến hành giáo dục. Thông thường, trẻ em độ 1 tuổi rưỡi đã có những biểu hiện về giới tính, năm tuổi thì bộc lộ một cách rõ rệt. Ở tuổi thứ năm, trẻ em rất khó chịu khi người ta nhìn quần áo mà nhầm lẫn về giới tính của nó. Vì vậy, các cô bé một ngày nào đó sẽ đòi đeo hoa tai hoặc đòi để tóc dài. Còn các cậu bé thì tỏ ra bực bội khi có ai đó khen cậu như khen một cô gái đẹp.

Trẻ em như một tảng bột mềm, rất dễ nặn. Những người thân mà trẻ yêu quý và tiếp xúc thường xuyên có ảnh hưởng đặc biệt đối với chúng. Những ấn tượng nếm trải trong tuổi thơ sẽ in sâu vào nhân cách đứa trẻ. Có rất nhiều hành vi (tích cực hoặc tiêu cực) của người trưởng thành có thể được lý giải bằng những ảnh hưởng, ấn tượng từ thời thơ ấu.



Chúng tôi đã chữa cho một bệnh nhân nữ 24 tuổi. Lấy chồng đã hai năm nhưng cô chưa một lần giao hợp thực sự với chồng. Cô mắc bệnh vagina (hẹp âm đạo): Người phụ nữ sợ giao hợp nên âm đạo thường co chặt lại tới mức ngón tay cũng không lọt được vào. Cô kể rằng: Lúc còn học lớp 5, cô đã cùng bạn gái xem tranh porno. Tranh vẽ những người đàn ông có dương vật to một cách bất bình thường. Khi đó cô sợ tới vã mồ hôi và quyết định là sẽ không bao giờ lấy chồng. Tất nhiên là lúc lớn lên cô thấy chuyện đó là nực cười, là lo hơi quá mức. Cô yêu rồi lấy chồng. Nhưng đến phút giao tiếp tình dục thì lý trí chả giúp gì được cô. Từ trong tiềm thức xa xôi, có cái gì đó khống chế toàn bộ cơ thể cô. Cô hoàn toàn bất lực, không thể thỏa mãn ý muốn của chồng.

Một bệnh nhân nữ khác cũng có cái khó tương tự. Cô không hề xem tranh porno, cũng không có những cơn sốc trong tuổi thơ. Lý do là mẹ cô có quan hệ khá căng thẳng với bố cô và rất khắt khe trong chuyện tình dục với ông… Lúc cô còn bé, nhiều lần mẹ cô đã nói thẳng với cô rằng, vì lấy chồng mà bà đã tự hủy hoại cả đời mình. Nếu như làm lại cuộc đời, bà sẽ không bao giờ lấy chồng. Bố cô lấy được bà chỉ vì đã lừa bà, làm cho bà bị chửa. Bà dặn cô nhiều lần là đừng có gần gũi đàn ông, vì sa vào vòng tình ái của lũ đàn ông thì chỉ có cho mà không có được… Một cô gái được chỉ bảo, giáo dục như vậy thì tránh sao được những chuyện éo le khi bước vào cuộc sống tình dục.



Con người khác nhau bởi nhiều đặc tính, trong đó có đặc tính tình dục, cụ thể hơn là khác nhau ở khả năng “cảm ứng” tình dục, một quá trình bắt đầu bằng sự kích thích. Đặc trưng của quá trình này là cảm giác dễ chịu, khoan khoái trong trạng thái căng thẳng sinh lý. Nó có thể vượt lên đỉnh điểm lạc thú, ngây ngất để rồi đi đến sự kết thúc (tất nhiên, ở một số phụ nữ, quá trình này không nhất thiết diễn ra trọn vẹn). Khả năng cảm ứng tình dục (khác với xúc động tình dục) là khả năng phản ứng trước một tình huống kích thích nhất định. Khả năng này ở mỗi người mỗi khác. Ngay ở một người, khả năng này cũng khác nhau tùy từng thời kỳ, lúc trẻ thì mạnh, lúc già thì yếu, chậm dần. Nó cũng khác nhau ngay trong cùng một thời kỳ, phụ thuộc vào tác động của môi trường sinh hoạt và sức khỏe trong từng ngày, từng tháng, từng năm.



Những hành vi tình dục cụ thể, sự giao hợp thường xuyên, cường độ xúc động, khả năng đạt tới đỉnh sóng khoái cảm đều phụ thuộc vào khả năng cảm ứng tình dục. Khả năng này lại phụ thuộc vào cấu trúc thể chất và tâm lý của con người, tri thức hiểu biết của mỗi người, kinh nghiệm sống và hoàn cảnh sống của mỗi người. Điều kiện sống thuận lợi có thể tăng cường khả năng đó, và ngược lại… Một người đàn ông trẻ nếu trải qua một quan hệ tình dục nhạt nhẽo, ngán ngẩm, thì sau đó, khả năng cảm ứng tình dục của anh ta có thể giảm sút nghiêm trọng. Thậm chí vào buổi sáng, dương vật của anh ta cũng không cương lên.

Có thể xem xét khả năng cảm ứng tình dục từ hai góc độ: sinh vật học và tâm lý học. Trong thời gian cảm ứng tình dục, con người có cảm giác hạnh phúc và lạc thú tích cực. Đó không phải là cảm giác giản đơn, nhất thời mà có thể ảnh hưởng lâu dài đến nhân cách. Nó ảnh hưởng tới tâm trạng, sự ổn định tâm lý và nâng cao nhiệt tình, cảm ứng cho những hoạt động khác ngoài phạm vi tình dục. Ngược lại, những ấn tượng tình dục hời hợt, không thỏa mãn sẽ hạ thấp khả năng cảm ứng tình dục, nhu cầu tình dục và phá hoại độ cân bằng tâm lý.



Cảm ứng tình dục “thức dậy” ở tuổi dậy thì. Khả năng này xuất hiện khá đột ngột ở con trai và diễn ra chậm chạp ở con gái. Nó ảnh hưởng tới nhân cách con người. Điều này thể hiện rõ trong kết quả khảo sát đời sống tình dục của phụ nữ mấy chục năm gần đây. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, phần đông phụ nữ chỉ có khả năng xúc động tình dục mạnh mẽ khi đã sống với chồng vài năm liên tục. Ở nhiều phụ nữ, khả năng này vẫn im lìm “ngủ”cho tới lúc già. Có khoảng 1/3 phụ nữ thời ấy hoàn toàn không có khả năng nếm trải cảm giác khoái lạc tột đỉnh. Còn hiện nay, tình hình đã khác. Khả năng xúc động tình dục của các cô gái bây giờ xuất hiện rất sớm so với bà nội, bà ngoại của các cô. Chỉ một vài phần trăm trong các cô không biết tới cảm giác “đỉnh sóng” khoái lạc.



Cách đây không lâu, tình dục được giải thích rất đơn giản. Người ta cho rằng những quá trình sinh học trong cơ thể tạo ra năng lượng tình dục, dẫn tới sự hứng tình. Theo logic ấy, sự hứng tình buộc phải dịu dần qua từng giai đoạn. Hành vi tình dục được giải thích như là một hoạt động bản năng không khác gì chuyện ăn uống là do đói khát. Người ta ví tình dục con người như một chiếc lò hơi quá áp. Áp suất cực đại chấm dứt bằng đỉnh điểm khoái lạc. Nhu cầu tình dục thường trực và khả năng đạt tới tột đỉnh lạc thú được giải thích bằng sức mạnh của bản năng tình dục.

Ngày nay, lý thuyết “chiếc lò quá áp” chỉ còn là một quan niệm nghiệp dư. Nó đã bị khoa học hiện đại lật đổ. Nếu cứ theo lý thuyết ấy, không thể giải thích được vì sao những người ở tầng lớp xã hội và những nền văn minh khác nhau cũng khác nhau về tình dục (về khả năng đạt tới đỉnh điểm khoái cảm và nhu cầu giao hợp).



Tình dục con người quả thực rất lạ: Nếu một trong hai người thực sự yêu nhau bị ốm, không thể hoạt động tình dục, thì người kia cũng giảm hẳn nhu cầu tình dục.

Giải thích tình dục con người chỉ từ góc độ bản năng sinh vật học là một điều hoàn toàn phiến diện. Theo quan niệm bản năng tình dục, phải có một quan hệ mật thiết giữa sức mạnh và bản năng, những yếu tố sinh hóa và sinh vật học tương ứng. Những biến đổi trong sự tích tụ hoóc môn sinh dục tất phải gây ra những biến đổi trong hành vi tình dục. Đối với bản năng sinh dục và hoạt động tình dục của cá nhân thì sự tổn thất, hư hại tuyến sinh dục tất phải đem đến những hậu quả tai hại.



Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở những động vật cấp thấp thì có mối liên hệ ấy thật. Nhưng mối liên hệ ấy đã bị thủ tiêu ngay từ loài khỉ.

Đối với đàn ông (và cả đàn bà) khối lượng hoóc môn tình dục là điều kiện vật chất cho xúc động tình dục của anh ta. Hoóc môn androgen (hoóc môn đàn ông) tạo cơ sở sinh lý học cho nhu cầu tình dục, cho sự nhạy cảm về tình dục. Nó được tạo ra trong các tuyến sinh dục của đàn ông, buồng trứng phụ nữ và phần thượng thận của cả hai giới. Tuy vậy, không có mối liên hệ chức năng rõ rệt giữa hành vi tình dục và sự sản sinh hoóc môn androgen. Một người tuy “mạnh mẽ” về tình dục vẫn không có lượng hoóc môn androgen nhiều hơn những người “yếu đuối”. Lượng hoóc môn androgen không tương ứng với cường độ giao tiếp tình dục. Một người khỏe mạnh ở mức trung bình dù có được truyền hoóc môn vào cơ thể thì cường độ tình dục của anh ta vẫn không tăng lên.



Nếu thuyết Bản năng đúng thì sau khi cắt tinh hoàn, khả năng xúc động tình dục của con người sẽ tự biến mất và một thời gian sau, anh ta sẽ hoàn toàn liệt dương. Nhưng trong thực tế lại khác. Sau khi bị “hoạn” cường độ sinh dục của một số đàn ông giảm đi đột ngột, một số giảm từ từ; một số khác qua nhiều năm vẫn “mạnh mẽ” như không có điều gì xảy ra (tình trạng hoóc môn của cả ba nhóm đàn ông trên đều như nhau). Thực tế cho thấy, trong khi giao hợp, yếu tố tâm lý đặc biệt quan trọng. Sự thiếu tự tin, nỗi lo lắng thất bại thường làm liệt dương.



Đối với phụ nữ, sau khi bị hủy hai buồng trứng, sự tiết hoóc môn androgen và hoóc môn phụ nữ chấm dứt. Nhưng nhiều người không giảm hoặc mất xúc cảm tình dục. Thậm chí ở một số người, khả năng xúc cảm tình dục lại tăng lên, nhu cầu giao hợp dày hơn.

Như vậy, chúng ta có thể kết luận: Hoạt động tình dục của con người bắt nguồn từ sự sản xuất hoóc môn đều đặn, cũng là kết quả của quá trình trao đổi, tích lũy kinh nghiệm tình dục. Những điều học hỏi được về tình dục sẽ nâng cao “sức mạnh bản năng”. Có khẳng định như thế, chúng ta mới hiểu được sự khác nhau về nhu cầu tình dục, cường độ và hiệu quả tình dục trong mỗi nhóm xã hội, mỗi dân tộc riêng biệt.



Khoa học hiện đại đã khẳng định ý nghĩa của giáo dục, của những chuẩn mực đạo lý, những kinh nghiệm nếm trải cá nhân thuộc lĩnh vực khác trong sự hình thành và phát triển đời sống tình dục. Chỉ trong cách xem xét biện chứng như vậy, giáo dục tình dục mới đạt tới mục đích xã hội chân chính với tư cách là con đường đạt tới sự nếm trải trọn vẹn hạnh phúc làm người.


WAP builder
1
- Trang Chủ

© 2011ALONHA.TK!